Giảng đường KTH-BĐS-NN K32

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Giảng đường KTH-BĐS-NN K32

Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn của giảng đường Kinh tế học - Bất động sản - Nông nghiệp & phát triển nông thôn | K32 trường Đại học Kinh tế TP.HCM


    Học phí ĐH: Lùi thời gian thực hiện đề án tăng học phí

    mairoses
    mairoses
    Thành Viên Tích Cực
    Thành Viên Tích Cực


    Nam
    Tổng số bài gửi : 32
    Age : 77
    Quê quán : Highland
    Points : 12
    Reputation : 0
    Registration date : 24/11/2008

    Học phí ĐH: Lùi thời gian thực hiện đề án tăng học phí Empty Học phí ĐH: Lùi thời gian thực hiện đề án tăng học phí

    Bài gửi by mairoses 21/5/2009, 06:03





    Chiều 20/5, trao đổi với VnExpress.net, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đề án học phí sẽ áp dụng từ năm học 2010-2011, chậm một năm so với phương án trước đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn quá độ, sẽ thu thêm 50% mức trượt giá.



    Đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009-2014 sẽ được trình Quốc hội vào ngày 30/5.



    "Trong giai đoạn 2009-2010, để khắc phục bất hợp lý về giá cả, sẽ tăng 50% so với mức trượt giá từ năm 2000 đến nay, đối với mức trần học phí khối đào tạo, hơn 200.000 đồng mỗi tháng. Học phí phổ thông giữ nguyên. Đề án học phí sẽ được thực hiện "căn cơ" từ năm 2010", ông Nhân nói.

    Trước kiến nghị của cử tri đề nghị chưa tăng mức thu trong năm 2009 khi nền kinh tế đang khó khăn, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Giáo dục cho rằng: "Học phí đại học bản chất là kèm theo hỗ trợ, nếu sinh viên không có điều kiện kinh tế sẽ được vay vốn. Việc phải thu khoản trượt giá trong năm 2009 là do hoàn cảnh cấp bách".



    Theo ông Nhân, chế độ học phí xây dựng từ 11 năm trước (1998) chưa thay đổi, trong khi từ năm 2000, mức giá tiêu dùng bình quân tăng 1,62 lần. Với mức hiện nay, giá trị thực tế của học phí so với năm 2000 chỉ còn 62%. Ví dụ, mức học phí đại học hiện là 180.000 đồng một tháng nhưng giá trị thực tế so với năm 2000 chỉ còn 111.600 đồng.



    Do vậy, đổi mới cơ chế tài chính là yêu cầu hết sức cấp thiết. Mức học phí và chi phí học tập khác của gia đình có con học mầm non và phổ thông không vượt quá 6% thu nhập bình quân. Học phí giáo dục nghề nghiệp và đại học thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa người học và Nhà nước; miễn phí cho học sinh, sinh viên gia đình chính sách, hộ nghèo, giảm học phí cho người học cận nghèo và hỗ trợ cho người học ở gia đình có thu nhập thấp; thực hiện tốt việc cho vay đi học...

    Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, chi phí giáo dục chia làm 2 phần: cơ sở vật chất, dạy và học. Cơ sở vật chất Chính phủ xác định còn đầu tư lâu dài. Với chi phí dạy và học, Bộ GD&ĐT đề xuất tăng trần học phí đại học, giáo dục phổ thông tính theo mức 6% thu nhập bình quân hộ gia đình, vẫn chưa đủ bù đắp.

    "Chúng ta phải dần dần thay đổi cơ chế tài chính, giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo chủ động hơn trong hoạt động thu chi, cải tiến chất lượng giảng dạy. Việc tăng học phí là đã hướng tới những người có khả năng chi trả. Còn đối tượng người nghèo, gia đình chính sách không chỉ được miễn như hiện nay mà còn phải được cấp học phí. Cơ chế sẽ chuyển dần theo hướng như vậy", ông Ninh nói.

    Theo tờ trình của Bộ GD&ĐT tại Thường vụ Quốc hội đầu tháng 5, mức học phí 7 nhóm ngành đại học (giai đoạn 2008-2012) sẽ từ 200.000 đồng (ngành Sư phạm) đến 800.000 đồng (ngành Y dược). Theo đó, năm 2012, chi phí hằng tháng để đào tạo bác sĩ là 1,7 triệu đồng, người học đóng 800.000 còn nhà nước hỗ trợ 900.000 đồng; ngành sư phạm chi phí là 1 triệu đồng mỗi tháng, sinh viên đóng 500.000 đồng...


    (nguồn: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0F39B/)

      Hôm nay: 2/7/2024, 21:31