Sáng nào bà con nông dân cả nước cũng chờ đón chuyên mục “Nhà nông làm giàu” trên kênh VTV1 để nghe lời khuyên từ chuyên gia nông học.
Đôi khi, chuyên gia không dừng lại trong phạm vi kỹ thuật, mà lấn sang kinh tế, nhiệt tình giới thiệu một loại cây, loại con nào đó có hiệu quả kinh tế rất cao.
Có lẽ chuyên gia không nghĩ rằng nếu như bà con nông dân đồng loạt làm theo lời khuyên của ông, thì khả năng trở nên giàu có của họ là rất thấp, may mắn lắm thì không thua lỗ!
Sản phẩm nông nghiệp và lý thuyết giá trị
Lý thuyết giá trị là vấn đề căn bản của kinh tế học. Thoạt tiên có ba trường phái chính - trọng thương (coi giá trị thặng dư chỉ được sinh ra trong lưu thông hàng hóa); trọng nông (coi giá trị thặng dư chỉ sinh ra trong sản xuất nông nghiệp); và trường phái cổ điển coi lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị.
Ngoài ra còn có lý thuyết ích dụng biên (marginal utility) của trường phái tân cổ điển, nhưng lý thuyết này không tìm hiểu nguồn gốc của giá trị, mà chỉ phân tích các yếu tố chủ quan chi phối quyết định mua sắm của người tiêu dùng, nên không được coi là lý thuyết về giá trị.
Phái trọng nông cho rằng chỉ lao động nông nghiệp mới là lao động sản xuất, mới tạo ra sản phẩm thặng dư. Họ lập luận: “Công nghiệp chỉ làm thay đổi hình thái của vật chất, chứ không tạo ra gì hết... Hãy giao cho người đầu bếp một ít đỗ, anh ta sẽ nấu ra món đỗ hầm, nhưng anh ta chỉ mang lên số lượng đỗ mà anh ta đã nhận được mà thôi. Ngược lại, hãy giao số đỗ đó cho người trồng rau, người này đem gieo và đến mùa sẽ đem lại một số đỗ gấp bốn lần số đỗ ban đầu. Đó là sự sản xuất thực sự và duy nhất”.
Trường phái cổ điển coi lao động nói chung, bất kể trong ngành nào, là nguồn duy nhất tạo ra giá trị. Họ phản bác luận điểm của phái trọng nông như sau. Thứ nhất, một hạt đỗ không tự dưng biến thành bốn hạt đỗ; nó đòi hỏi đất, nước, phân bón, không khí, ánh nắng, công chăm sóc. Như thế ở đây có sự kết hợp của các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm mới là các hạt đỗ.
Điều này không khác gì việc người nấu bếp kết hợp đỗ với dầu mỡ, thịt, gia vị, nước, củi lửa để làm ra sản phẩm mới là món đỗ hầm. Chỉ so sánh lượng đỗ có trong sản phẩm mới là phiến diện. Trong cả hai trường hợp quy luật bảo toàn vật chất cho biết là không có cái gì tự dưng sinh ra ở đây cả, vì thế cả hai loại lao động đều là lao động sản xuất như nhau.
Thứ hai, khi người trồng rau và người đầu bếp bán sản phẩm của mình, thì giá trị của chúng được quy định như thế nào? Không phải người trồng rau thu về gấp bốn lần người đầu bếp. Nếu trừ đi tiền hạt giống, phân bón, nước nôi, thì giá trị còn lại sau khi bán số đậu đó chỉ tương đương với công sức anh ta bỏ ra; cũng như thu nhập của người đầu bếp sau khi trừ mọi chi phí.
Thực tiễn cho thấy: bất kể người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì, thì nói chung thu nhập trong một năm của mỗi người là na ná nhau. Thu nhập một năm của họ chính là giá trị do lao động trong một năm của họ tạo ra. Khi lão nông Lê Văn Lam than: “Nghề nông lấy công làm lời. Nếu trúng mùa, nông dân cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống” (“Cần một cuộc cách mạng trong nông nghiệp”, TBKTSG, 7/12/2008), là ông phản ánh chính xác quy luật giá trị diễn ra trong sản xuất nông nghiệp.
Như vậy giá trị của sản phẩm nông nghiệp, cũng như mọi loại hàng hóa khác, là do chi phí lao động làm ra chúng quyết định. Những năm trúng mùa giá bao giờ cũng giảm, thì không phải do quy luật cung cầu (giá giảm ngay cả khi cung cầu cân bằng tương đối) mà là vì cùng một chi phí lao động giờ đây thu được nhiều sản phẩm hơn, tức là chi phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm giảm đi, nên giá trị của nó giảm tương ứng. Năm mất mùa thì ngược lại. Chỉ sau đó quy luật cung cầu mới có ảnh hưởng đến giá cả của nông sản.
Đôi khi có người thắc mắc: cùng một cây táo, rõ ràng quả táo ngọt bán đắt hơn quả táo chua, thế thì lý thuyết giá trị giải thích thế nào? Câu trả lời rất đơn giản. Người nông dân không sản xuất từng quả táo, mà trồng từng cây, từng vườn táo; tổng giá trị của toàn bộ số táo trên một cây táo hay một vườn táo do tổng chi phí lao động làm ra chúng quyết định. Trong số táo thì có một số ít rất đẹp và ngon bán được giá cao, một số khác xấu và chua bán với giá rẻ, còn đại đa số bán theo giá trung bình. Tổng cộng lại, nó tương đương tổng chi phí lao động đã bỏ ra.
Đây là cơ sở để nông dân và thương lái mua bán mão với nhau (mua bán cả một vườn cây, một mẻ cá). Dựa trên kinh nghiệm lâu năm mà họ biết được tổng chi phí lao động trung bình là khoảng bao nhiêu.
Đôi khi, chuyên gia không dừng lại trong phạm vi kỹ thuật, mà lấn sang kinh tế, nhiệt tình giới thiệu một loại cây, loại con nào đó có hiệu quả kinh tế rất cao.
Có lẽ chuyên gia không nghĩ rằng nếu như bà con nông dân đồng loạt làm theo lời khuyên của ông, thì khả năng trở nên giàu có của họ là rất thấp, may mắn lắm thì không thua lỗ!
Sản phẩm nông nghiệp và lý thuyết giá trị
Lý thuyết giá trị là vấn đề căn bản của kinh tế học. Thoạt tiên có ba trường phái chính - trọng thương (coi giá trị thặng dư chỉ được sinh ra trong lưu thông hàng hóa); trọng nông (coi giá trị thặng dư chỉ sinh ra trong sản xuất nông nghiệp); và trường phái cổ điển coi lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị.
Ngoài ra còn có lý thuyết ích dụng biên (marginal utility) của trường phái tân cổ điển, nhưng lý thuyết này không tìm hiểu nguồn gốc của giá trị, mà chỉ phân tích các yếu tố chủ quan chi phối quyết định mua sắm của người tiêu dùng, nên không được coi là lý thuyết về giá trị.
Phái trọng nông cho rằng chỉ lao động nông nghiệp mới là lao động sản xuất, mới tạo ra sản phẩm thặng dư. Họ lập luận: “Công nghiệp chỉ làm thay đổi hình thái của vật chất, chứ không tạo ra gì hết... Hãy giao cho người đầu bếp một ít đỗ, anh ta sẽ nấu ra món đỗ hầm, nhưng anh ta chỉ mang lên số lượng đỗ mà anh ta đã nhận được mà thôi. Ngược lại, hãy giao số đỗ đó cho người trồng rau, người này đem gieo và đến mùa sẽ đem lại một số đỗ gấp bốn lần số đỗ ban đầu. Đó là sự sản xuất thực sự và duy nhất”.
Trường phái cổ điển coi lao động nói chung, bất kể trong ngành nào, là nguồn duy nhất tạo ra giá trị. Họ phản bác luận điểm của phái trọng nông như sau. Thứ nhất, một hạt đỗ không tự dưng biến thành bốn hạt đỗ; nó đòi hỏi đất, nước, phân bón, không khí, ánh nắng, công chăm sóc. Như thế ở đây có sự kết hợp của các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm mới là các hạt đỗ.
Điều này không khác gì việc người nấu bếp kết hợp đỗ với dầu mỡ, thịt, gia vị, nước, củi lửa để làm ra sản phẩm mới là món đỗ hầm. Chỉ so sánh lượng đỗ có trong sản phẩm mới là phiến diện. Trong cả hai trường hợp quy luật bảo toàn vật chất cho biết là không có cái gì tự dưng sinh ra ở đây cả, vì thế cả hai loại lao động đều là lao động sản xuất như nhau.
Thứ hai, khi người trồng rau và người đầu bếp bán sản phẩm của mình, thì giá trị của chúng được quy định như thế nào? Không phải người trồng rau thu về gấp bốn lần người đầu bếp. Nếu trừ đi tiền hạt giống, phân bón, nước nôi, thì giá trị còn lại sau khi bán số đậu đó chỉ tương đương với công sức anh ta bỏ ra; cũng như thu nhập của người đầu bếp sau khi trừ mọi chi phí.
Thực tiễn cho thấy: bất kể người nông dân trồng cây gì, nuôi con gì, thì nói chung thu nhập trong một năm của mỗi người là na ná nhau. Thu nhập một năm của họ chính là giá trị do lao động trong một năm của họ tạo ra. Khi lão nông Lê Văn Lam than: “Nghề nông lấy công làm lời. Nếu trúng mùa, nông dân cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống” (“Cần một cuộc cách mạng trong nông nghiệp”, TBKTSG, 7/12/2008), là ông phản ánh chính xác quy luật giá trị diễn ra trong sản xuất nông nghiệp.
Như vậy giá trị của sản phẩm nông nghiệp, cũng như mọi loại hàng hóa khác, là do chi phí lao động làm ra chúng quyết định. Những năm trúng mùa giá bao giờ cũng giảm, thì không phải do quy luật cung cầu (giá giảm ngay cả khi cung cầu cân bằng tương đối) mà là vì cùng một chi phí lao động giờ đây thu được nhiều sản phẩm hơn, tức là chi phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm giảm đi, nên giá trị của nó giảm tương ứng. Năm mất mùa thì ngược lại. Chỉ sau đó quy luật cung cầu mới có ảnh hưởng đến giá cả của nông sản.
Đôi khi có người thắc mắc: cùng một cây táo, rõ ràng quả táo ngọt bán đắt hơn quả táo chua, thế thì lý thuyết giá trị giải thích thế nào? Câu trả lời rất đơn giản. Người nông dân không sản xuất từng quả táo, mà trồng từng cây, từng vườn táo; tổng giá trị của toàn bộ số táo trên một cây táo hay một vườn táo do tổng chi phí lao động làm ra chúng quyết định. Trong số táo thì có một số ít rất đẹp và ngon bán được giá cao, một số khác xấu và chua bán với giá rẻ, còn đại đa số bán theo giá trung bình. Tổng cộng lại, nó tương đương tổng chi phí lao động đã bỏ ra.
Đây là cơ sở để nông dân và thương lái mua bán mão với nhau (mua bán cả một vườn cây, một mẻ cá). Dựa trên kinh nghiệm lâu năm mà họ biết được tổng chi phí lao động trung bình là khoảng bao nhiêu.
Được sửa bởi mairoses ngày 14/1/2009, 07:50; sửa lần 1.