Giảng đường KTH-BĐS-NN K32

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Giảng đường KTH-BĐS-NN K32

Chào mừng các bạn đến với Diễn đàn của giảng đường Kinh tế học - Bất động sản - Nông nghiệp & phát triển nông thôn | K32 trường Đại học Kinh tế TP.HCM


    KTH(2): Toàn cầu hóa - Đường dẫn cho khủng hoảng đi nhanh.

    mairoses
    mairoses
    Thành Viên Tích Cực
    Thành Viên Tích Cực


    Nam
    Tổng số bài gửi : 32
    Age : 77
    Quê quán : Highland
    Points : 12
    Reputation : 0
    Registration date : 24/11/2008

    Mới KTH(2): Toàn cầu hóa - Đường dẫn cho khủng hoảng đi nhanh.

    Bài gửi by mairoses 9/3/2009, 07:38

    Nếu bạn đã từng đọc qua "Chiếc xe Lesus và cây Ô-liu" của Friedman thì chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận rõ ràng cuộc khủng hoảng hiện nay đã lan ra toàn cầu với tốc độ nhanh hơn bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào trước đó. Và nguyên nhân lan truyền nhanh chóng mặt như thế chính là con virus "toàn cầu hóa". Nhân đọc một bài báo trên CafeF, mình muốn chia sẻ cùng các bạn trên diễn đàn về vấn đề này...
    P/S: có lẽ nếu khủng hoảng cứ kéo dài thì sẽ là cơ hội kinh doanh quí giá cho các bạn làm áo lớp, áo giảng đường, bởi sao? bởi vì, chiếc áo có in dòng chữ "đã từng giàu" sẽ trở nên rất đắt khách, như ở Thailand năm '97 vậy cười híp mắt
    ___________________________________________________________________________
    Cuối thế kỷ 20 toàn cầu hóa được coi là động lực phát triển kinh tế thế giới, thì nay vết loang của khủng hoảng đã lan ra nhanh chóng cũng vì toàn cầu hóa.


    Làn gió toàn cầu hóa “đổi chiều”



    Toàn cầu hóa đã được một nhà kinh tế mô tả sức mạnh thông qua hình ảnh “thế giới phẳng” – không có cản trở dù bạn đầu tư vào nơi nào.



    Sức mạnh của nó đã len lỏi đến với cả nông dân, công nhân trồng cao su Việt Nam, họ đã phải để ý tới diễn biến giá dầu thô trên thế giới, vì nó ảnh hưởng tới giá mủ mà họ bán được.



    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã từng “run rẩy” trước thông tin các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, thu hút FDI đã dấy lên mối lo ngại sụt giảm khi khủng hoảng bắt đầu tác động tới túi tiền của nhà đầu tư nước ngoài.



    Vết loang của khủng hoảng đã nhuộm màu cho bức tranh kinh tế toàn cầu, nơi nào toàn cầu hóa càng mạnh thì càng ảnh hưởng nặng nề. Từ Mỹ sang châu Âu, sang Châu Á.


    Singapore, với bến cảng chật kín những tàu siêu tải khi nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, chứng kiến 35% sụt giảm trong xuất khẩu năm 2008. Hàng ngàn nhân công nước ngoài, từ những người tốt nghiệp học viện kinh tế Luân Đôn đến những công nhân nhà máy người Bangladesh, đang dần rời Singapore và quay về “quê nhà”.



    Nước này là tấm gương phản ánh tình hình phần lớn các nước châu Á. Xuất khẩu phát triển mạnh mẽ dựa vào sức mua được hỗ trợ bằng tín dụng ở Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính đã làm đảo chiều tất cả.



    Khi xuất khẩu giảm sút, nhà máy ở Trung Quốc và Đông Âu đóng cửa và ngừng sản xuất. Ngân hàng thế giới ước tính cuộc khủng hoảng sẽ đẩy thêm 53 triệu người vào tình trạng ngèo đói ở các nước đang phát triển trong năm 2009.

    Trong tuần qua, gần 1 tỷ USD được chuyển ra khỏi các nước đang phát triển, con số lớn nhất kể từ tháng 11/ 2008.



    Malaysia trục xuất 100,000 người Indonesia dựa vào một chính sách mới nhằm bảo vệ công việc cho người bản địa. Ở Anh, đình công xảy ra để phán đối việc thuê nhân công nước ngoài tại một nhà máy lớn nhất đất nước mặc dù hàng ngàn người Đông Âu đang lũ lượt hành hương khi không tìm được việc.



    Các nhà đầu tư đang rời bỏ Hàn Quốc quá nhanh đến mức nợ ngắn hạn của quốc gia này có thể vượt quá mức dự trữ rong năm 2009. Trong khi đó, 31 tỷ đã được huy động để cứu vãn kinh tế các nước Đông Âu.



    Có thể toàn cầu hóa vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong lĩnh vực truyền thông, nghệ thuật, văn hóa. Những giải thưởng Oscar lớn năm nay thuộc về nhiều diễn viên nước ngoài.



    Nhưng về mặt kinh tế, có một thông điệp hoàn toàn rõ ràng: Không đâu giống như quê hương cho đầu tư và tạo nhu cầu lao động.



    EU, từng là mô hình cho một lãnh thổ “không biên giới”, đang đối mặt với thử thách nhằm giữ sự thống nhất của các thành viên.



    Ở Pháp, tổng thống Nicolas Sarkozy đề nghị gói hỗ trợ 5 tỷ cho các nhà sản xuất ô tô với điều kiện chỉ sử dụng các thành phần sản xuất ở Pháp và sự dụng nhân công bản địa.



    Ở Mỹ, kế hoạch ngân sách 2010 của ông Obama sẽ tăng thuế đối với các công ty Mỹ có hoạt động ở nước ngoài. Ở Anh, theo yêu cầu của chính phủ, các ngân hàng được cứu trợ sẽ phải cung cấp vốn cho người Anh trước.

    Quay về chủ nghĩa bảo hộ và bảo vệ lợi ích quốc gia



    Tháng 12/2008, Indonesia ban hành một loạt các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng như điện tử, thực phẩm, và thời trang.



    Ở nhiều quầy hàng, mì Ý và sữa Úc bị thay thế hoàn toàn bởi các sản phẩm nội địa. Indonesia không hành động một mình.



    Nhiều quốc gia khác đang áp dụng các biện pháp bảo hộ, bao gồm các nước ký hiệp ước 15/11/2008 tại Washington với những lời hứa về việc tránh bảo hộ ít nhất là một năm. Argentina và Brazil tăng thuế nhập khẩu rượu, gia và đồ gỗ.



    Sau một thời gian tạm ngừng, Châu Âu áp dụng trở lại chính sách hỗ trợ cho ngành sữa.



    Trong khi lãnh đạo các quốc gia phát triển lên tiếng phản đối bảo hộ kinh tế, cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm kéo dài khủng hoảng những năm 1930.



    Nhưng trên thế giới, áp lực chính là bảo vệ việc làm cho người bản địa, và khi một quốc gia hành động, sẽ dễ dàng hơn cho những nước khác trong việc lặp lại.

    Sau khi chính sách “mua hàng Mỹ” trong một phần của gói cứu trợ $787 tỷ được thông qua, chính quền Indonesia đã “bắn phát súng” của riêng mình, yêu cầu tất cả người dân của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á tiêu dùng thực phẩm, giày dép, và nhiều sản phẩm khác sản xuất ở Indonesia.






    Thị trường nào?




    Xuất khẩu sang EU và Mỹ trì trệ, các doanh nghiệp ở châu Á, theo lời khuyên của các nhà kinh tế học làm thế nào để tồn tại, tìm cách khai thác thị trường trong nước và khu vực. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng.



    Một thời gian dài, các doanh nghiệp không hiểu được tầm quan trọng của quảng cáo sản phẩm và nghiên cứu thói quen người tiêu dùng. Hơn nữa, sức mua của thị trường nội địa chưa đủ mạnh, lợi nhuận thấp đã tạo ra rào cản cho nhiều doanh nghiệp vốn quen với những đồng đô la “dễ” trong quá khứ.



    Cực chẳng đã, họ tìm cách thâm nhập thị trường Trung Quốc, vốn được coi là triển vọng với hàng trăm người tiêu dùng “tiềm năng”, được hỗ trợ bởi một chính phủ cam kết hết mình cho phát triển kinh tế.



    Kết quả có thể được tóm tắt trong trường hợp của Singapore: Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại của Singapore trong 2005, nhưng chỉ có 4% hàng xuất khẩu của Singapore được mua bởi hàng trăm triệu người tiêu dùng “mới” ở Trung Quốc.



    Sau một thời gian, các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước Đông nam Á hiểu rằng họ đang đi nhầm đường. Trung Quốc chỉ mua nguyên liệu và các thành phần cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm cuối cùng để xuất khẩu sang Mỹ và EU.



    Bên cạnh đó, các nhà máy ở Trung Quốc cho ra các sản phẩm với giá thành rẻ hơn các nước Đông Nam Á. Kết quả là trong khi đang tìm đường vào thị trường đầy “tiềm năng”, thì các mặt hàng với giá rẻ hơn của Trung Quốc lại tràn ngập thị trường Đông Nam Á.



    Không biết ai “thâm nhập” vào thị trường của ai.



    Hóa ra, thị trường của tương lai gần không phải Trung Quốc, không phải Mỹ, cũng không phải Châu Âu. Tiếp tục chờ đợi?


    http://cafef.vn/2009030710385399CA33/toan-cau-hoa-duong-dan-cho-khung-hoang-di-nhanh.chn

      Hôm nay: 29/9/2024, 00:25