(TBKTSG) - Chu kỳ kinh tế (business cycle) là chủ đề được nhiều nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Hai biến vĩ mô chính được sử dụng để xác định chu kỳ kinh tế là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp.
Khủng hoảng, suy thoái theo chu kỳ không là sản phẩm của riêng ai và thời gian phục hồi ở mỗi nước phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách vĩ mô cũng như nỗ lực của người dân và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào pha phát triển của chu kỳ tiếp theo, sự “phá hủy mang tính sáng tạo” cùng những phát minh giúp nâng cao năng suất lao động ở những chu kỳ trước đó (công nghệ thông tin, thị trường thế chấp phái sinh...) sẽ là nền tảng giúp nền kinh tế phát triển ở tầm cao hơn trong chu kỳ tiếp theo.
20 năm đổi mới: ba chu kỳ kinh tế
Nhìn vào số liệu thống kê về tăng trưởng và thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với tần suất từ 9-10 năm. Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990.
Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp chỉ còn 5,8%.
Tuy nhiên, do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998-1999. Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8% năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999. Cũng trong năm 1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9%.
Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007.
Trong khi đó, có tới 60% lượng tín dụng được dành cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả khi ICOR ở mức rất cao (9-12) và chỉ có thể tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng lao động. Theo phân tích về chu kỳ của trường phái kinh tế học Áo (Mises, Hayek), sự dư thừa tín dụng và phân bổ không hiệu quả này rốt cuộc đã dẫn tới khủng hoảng tín dụng và buộc thị trường tín dụng phải điều chỉnh như chúng ta đã chứng kiến trong năm 2008.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,2% năm 2008, thất nghiệp tăng lên 4,6%.
Một số dự báo gần đây cho rằng tăng trưởng GDP năm 2009 có thể chỉ còn khoảng 4% và thất nghiệp sẽ ở mức rất cao. Một điểm cần lưu ý là các trường phái kinh tế đều không thể thống nhất về tần suất của các chu kỳ kinh tế. Việt Nam đã ở đáy của chu kỳ trong giai đoạn 1989-1990, 1998-1999 và có thể là 2008-2009 nhưng không phải là đến 2018-2019 chúng ta mới rơi vào thời kỳ suy thoái tiếp theo.
Do đó, nếu vẫn tiếp tục duy ý chí theo đuổi tỷ lệ tăng trưởng cao và nóng vội dùng mọi biện pháp để đạt mức tăng trưởng đề ra mà không chú trọng đến sự bền vững của tăng trưởng thì thời kỳ suy thoái tiếp theo có thể sẽ đến sớm hơn và trầm trọng hơn nhiều.
Một số bài học
Từ kinh nghiệm một số nước trong việc vượt qua khủng hoảng chu kỳ chúng ta có thể rút ra một số bài học cho công tác hoạch định chính sách vĩ mô như sau:
Thứ nhất, giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh...
Thứ hai, đối với một nền kinh tế có độ mở cao như nước ta thì các cú sốc từ bên ngoài sẽ nhanh chóng tác động tới nền kinh tế trong nước và đẩy chu kỳ kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái.
Cuối tháng 9, đầu tháng 10-2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng tại Mỹ đang ở giai đoạn khó khăn nhất và đã lan ra nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định “sẽ không ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Việt Nam”, “không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam” hoặc “không gây quan ngại nhiều đến nền kinh tế Việt Nam”... một cách rất chủ quan và thiếu căn cứ.
Thứ ba, kỳ vọng (expectations) của người dân và doanh nghiệp là phạm trù của môn tâm lý học nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế học hiện đại và do đó các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua.
Ở các nước phát triển, việc tính toán và theo dõi các chỉ số nói lên kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, chỉ số lòng tin nhà đầu tư, chỉ số lòng tin các chủ doanh nghiệp... là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô.
Thứ tư, trong thời kỳ khó khăn của chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa cần được kết hợp linh hoạt để phục hồi tăng trưởng GDP và tạo việc làm. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn là cần thiết nhưng cần chú ý không rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) khi lãi suất đã giảm thấp nhưng ngân hàng vẫn không cho vay, doanh nghiệp không thể tiếp cận tín dụng như trong thời gian qua ở nước ta. Khi đó chính sách tiền tệ sẽ không còn tác dụng kích thích nền kinh tế.
Nước Mỹ đã áp dụng chính sách lãi suất bằng 0 từ ngày 16-12-2008 nhưng cũng giống như Nhật Bản trước đây, họ dường như đang mắc kẹt trong chiếc bẫy thanh khoản vô hình và bây giờ việc khôi phục nền kinh tế chỉ còn biết trông chờ vào các gói kích thích tài khóa khổng lồ của Tổng thống Obama mà thôi.
Đối với chính sách tài khóa, cần tính toán thận trọng hiệu quả và liều lượng của gói kích cầu. Chính sách kích cầu mà nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng dựa trên quan điểm Keynes với lập luận cho rằng sẽ tạo ra tác động số nhân (multiplier effect) theo đó khoản chi tiêu kích cầu của Chính phủ sẽ là thu nhập của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế theo cấp số nhân, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng GDP, tạo việc làm. Không hiểu các giải pháp kích cầu của chúng ta như giảm thuế giá trị gia tăng, giãn thuế thu nhập cá nhân, bảo lãnh tín dụng hay bù lãi suất được tính toán với số nhân là bao nhiêu?
Nếu số nhân nhỏ hơn 1 do doanh nghiệp vay bù lãi suất chỉ để đảo nợ, để gửi ăn chênh lệch hoặc tiền hỗ trợ hộ nghèo lại nằm trong két của các quan tham... thì việc kích cầu chỉ có ý nghĩa về mặt tâm lý và nên dừng ở mức hiện tại, không nên mở rộng lên 6 tỉ đô la để tránh làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách.
(Nguồn: TBKTSG - http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/15751/)
Khủng hoảng, suy thoái theo chu kỳ không là sản phẩm của riêng ai và thời gian phục hồi ở mỗi nước phụ thuộc vào hiệu quả của các chính sách vĩ mô cũng như nỗ lực của người dân và các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào pha phát triển của chu kỳ tiếp theo, sự “phá hủy mang tính sáng tạo” cùng những phát minh giúp nâng cao năng suất lao động ở những chu kỳ trước đó (công nghệ thông tin, thị trường thế chấp phái sinh...) sẽ là nền tảng giúp nền kinh tế phát triển ở tầm cao hơn trong chu kỳ tiếp theo.
20 năm đổi mới: ba chu kỳ kinh tế
Nhìn vào số liệu thống kê về tăng trưởng và thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với tần suất từ 9-10 năm. Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990.
Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất nghiệp chỉ còn 5,8%.
Biểu đồ tăng trưởng và thất nghiệp trong các chu kỳ kinh tế - Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn 2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên 35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007.
Trong khi đó, có tới 60% lượng tín dụng được dành cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả khi ICOR ở mức rất cao (9-12) và chỉ có thể tạo việc làm cho khoảng 10% lực lượng lao động. Theo phân tích về chu kỳ của trường phái kinh tế học Áo (Mises, Hayek), sự dư thừa tín dụng và phân bổ không hiệu quả này rốt cuộc đã dẫn tới khủng hoảng tín dụng và buộc thị trường tín dụng phải điều chỉnh như chúng ta đã chứng kiến trong năm 2008.
Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ. Tăng trưởng GDP giảm xuống chỉ còn 6,2% năm 2008, thất nghiệp tăng lên 4,6%.
Một số dự báo gần đây cho rằng tăng trưởng GDP năm 2009 có thể chỉ còn khoảng 4% và thất nghiệp sẽ ở mức rất cao. Một điểm cần lưu ý là các trường phái kinh tế đều không thể thống nhất về tần suất của các chu kỳ kinh tế. Việt Nam đã ở đáy của chu kỳ trong giai đoạn 1989-1990, 1998-1999 và có thể là 2008-2009 nhưng không phải là đến 2018-2019 chúng ta mới rơi vào thời kỳ suy thoái tiếp theo.
Do đó, nếu vẫn tiếp tục duy ý chí theo đuổi tỷ lệ tăng trưởng cao và nóng vội dùng mọi biện pháp để đạt mức tăng trưởng đề ra mà không chú trọng đến sự bền vững của tăng trưởng thì thời kỳ suy thoái tiếp theo có thể sẽ đến sớm hơn và trầm trọng hơn nhiều.
Một số bài học
Từ kinh nghiệm một số nước trong việc vượt qua khủng hoảng chu kỳ chúng ta có thể rút ra một số bài học cho công tác hoạch định chính sách vĩ mô như sau:
Thứ nhất, giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh...
Giai đoạn vượt qua suy thoái mang tính chu kỳ luôn là cơ hội tốt để những nước đang chuyển đổi như Việt Nam đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, xuất khẩu tài nguyên chuyển sang tăng trưởng nhờ vào năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh... |
Cuối tháng 9, đầu tháng 10-2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng tại Mỹ đang ở giai đoạn khó khăn nhất và đã lan ra nhiều nước trên thế giới, nhiều nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế vẫn khẳng định “sẽ không ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Việt Nam”, “không ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam” hoặc “không gây quan ngại nhiều đến nền kinh tế Việt Nam”... một cách rất chủ quan và thiếu căn cứ.
Thứ ba, kỳ vọng (expectations) của người dân và doanh nghiệp là phạm trù của môn tâm lý học nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế học hiện đại và do đó các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua.
Ở các nước phát triển, việc tính toán và theo dõi các chỉ số nói lên kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, chỉ số lòng tin nhà đầu tư, chỉ số lòng tin các chủ doanh nghiệp... là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách vĩ mô.
Thứ tư, trong thời kỳ khó khăn của chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ và tài khóa cần được kết hợp linh hoạt để phục hồi tăng trưởng GDP và tạo việc làm. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn là cần thiết nhưng cần chú ý không rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) khi lãi suất đã giảm thấp nhưng ngân hàng vẫn không cho vay, doanh nghiệp không thể tiếp cận tín dụng như trong thời gian qua ở nước ta. Khi đó chính sách tiền tệ sẽ không còn tác dụng kích thích nền kinh tế.
Nước Mỹ đã áp dụng chính sách lãi suất bằng 0 từ ngày 16-12-2008 nhưng cũng giống như Nhật Bản trước đây, họ dường như đang mắc kẹt trong chiếc bẫy thanh khoản vô hình và bây giờ việc khôi phục nền kinh tế chỉ còn biết trông chờ vào các gói kích thích tài khóa khổng lồ của Tổng thống Obama mà thôi.
Đối với chính sách tài khóa, cần tính toán thận trọng hiệu quả và liều lượng của gói kích cầu. Chính sách kích cầu mà nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng dựa trên quan điểm Keynes với lập luận cho rằng sẽ tạo ra tác động số nhân (multiplier effect) theo đó khoản chi tiêu kích cầu của Chính phủ sẽ là thu nhập của nhiều đối tượng khác nhau trong nền kinh tế theo cấp số nhân, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng GDP, tạo việc làm. Không hiểu các giải pháp kích cầu của chúng ta như giảm thuế giá trị gia tăng, giãn thuế thu nhập cá nhân, bảo lãnh tín dụng hay bù lãi suất được tính toán với số nhân là bao nhiêu?
Nếu số nhân nhỏ hơn 1 do doanh nghiệp vay bù lãi suất chỉ để đảo nợ, để gửi ăn chênh lệch hoặc tiền hỗ trợ hộ nghèo lại nằm trong két của các quan tham... thì việc kích cầu chỉ có ý nghĩa về mặt tâm lý và nên dừng ở mức hiện tại, không nên mở rộng lên 6 tỉ đô la để tránh làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách.
(Nguồn: TBKTSG - http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/15751/)